Tin thị trường khác

XUẤT KHẨU LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM SANG TRUNG QUỐC: 5 CẢNH BÁO TỪ CHUYỆN THỊT LỢN
Thứ Ba /  07/06/2016
Viết tiếp việc đàn lợn xuất sang Trung Quốc bị ùn ứ thời gian gần đây cùng với những bài học “nhãn tiền” về một số nông sản trước đó, trách nhiệm đang đặt ra nặng nề đối với vai trò của cơ quan quản lý cũng như sự chủ động của chính các doanh nghiệp Việt Nam.

Viết tiếp việc đàn lợn xuất sang Trung Quốc bị ùn ứ thời gian gần đây cùng với những bài học “nhãn tiền” về một số nông sản trước đó, trách nhiệm đang đặt ra nặng nề đối với vai trò của cơ quan quản lý cũng như sự chủ động của chính các doanh nghiệp Việt Nam.

xuat-khau-luong-thuc9a

Dự báo và đưa ra cảnh báo sớm về thị trường là điều mà DN và hộ chăn nuôi mong chờ ở Nhà nước, các cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu

Theo dự báo của HSBC, năm 2016, tỷ trọng nhập khẩu hàng lương thực, thực phẩm của Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 27% tổng kim ngạch nhập khẩu và còn khoảng 15% trong giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, để   lương thực, thời gian tới chúng ta cũng cần phải lưu ý và có giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu  lương thực, thực phẩm sang thị trường Trung Quốc một cách ổn định và bền vững. Cụ thể:

Thứ nhất, do hoạt động xuất khẩu mặt hàng thịt lợn của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu qua các cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đất liền giữa hai nước, giao dịch ở tần suất lớn. Tuy nhiên, vấn là Việt Nam vẫn chưa nằm trong danh sách các nước được cấp phép xuất khẩu sản phẩm thịt (bao gồm thịt lợn) sang thị trường Trung Quốc do Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia Trung Quốc công bố ngày 29/4/2016. Do vậy, chúng ta cần phải thường xuyên, liên tục theo dõi và đưa ra cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp, hộ chăn nuôi về khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, hành chính nhằm hạn chế nhập khẩu khi cần thiết.


Doanh nghiệp Việt Nam cần cẩn trọng trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc, bởi nước này có hệ thống chính sách thương mại 2 tầng (Thể chế chính sách Trung ương và chính sách thương mại địa phương).

Thứ hai, hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc là khá thất thường, ngoài ra Trung Quốc lại là quốc gia có hệ thống chính sách thương mại 2 tầng (Thể chế chính sách Trung ương và chính sách thương mại địa phương). Do vậy, chúng ta phải rất cẩn trọng với việc có thể bất kỳ một địa phương nào đó khi mà họ muốn dừng, hạn chế hoạt động nhập khẩu thì họ sẽ đưa ra các biện pháo kỹ thuật và thủ tục hành chính để gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu (Điển hình như mặt hàng dưa hấu, mặt hàng gạo của Việt Nam đã từng bị áp dụng). Nếu không có cảnh báo sớm về điều này thì có thể không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu, mà người chăn nuôi cũng có thể sẽ bị thua lỗ nặng.

Thứ ba, Trung Quốc hiện là nước nuôi heo nhiều nhất thế giới, chiếm tới 60% lượng heo của thế giới. Họ ăn nhiều thịt, nhất là thịt mỡ vào mùa lạnh. Do vậy, trong những tháng cuối năm 2016 và đầu năm 2017, khả năng khi đàn heo của Trung Quốc được phục hồi sẽ tác động rất lớn đến nhu cầu và khả năng nhập khẩu của nước này. Do vậy, Nhà nước, các cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu cũng phải cập nhật, dự báo và đưa ra cảnh báo sớm về thị trường cho doanh nghiệp và hộ chăn nuôi.

Thứ tư, Nhà nước cần theo dõi, nắm bắt thông tin thị trường Trung Quốc một cách kịp thời và đưa ra những định hướng thông tin đối với các phương tiện truyền thông đại chúng đúng thực tế, tránh gây hoang mang cho cho doanh nghiệp, hộ chăn nuôi  và tăng cường kiểm soát những thông tin có thể gây ảnh hưởng không đáng có cho các doanh nghiệp xuất khẩu và hộ chăn nuôi.

Thứ năm, hiện nay, phần lớn nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đều qua con đường tiểu ngạch. Phương thức này cũng đã bộc lộ không ít những khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, kiến nghị các doanh nghiệp nông sản cần phải thay đổi sang phương thức chính ngạch bằng các hợp đồng thương mại, để xuất khẩu nông sản vào thị trường này mang tính ổn định và bền vững.

Có thể nói, với dân số gần 1,4 tỷ dân, đa phân khúc thị trường, Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục là thị trường vô cùng lớn và rất tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng. Với chính sách tăng cường và mở rộng quy mô nhập khẩu của Trung Quốc trong thời tới, đồng thời tận dụng và phát huy lợi thế bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu hàng nông sản giữa hai nước cũng như vị trí địa lý gần gũi thuận tiện cho vận tải, hàng nông sản của Việt Nam được dự báo sẽ có rất nhiều cơ hội để thâm nhập và tăng cường thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này, dự báo xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc có thể sẽ tăng lên gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với con số 5 tỷ USD hiện nay, nếu được thực hiện theo đường chính ngạch bằng các hợp đồng thương mại.

Lê Huy Khôi
Trưởng ban Nghiên cứu và Dự báo thị trường
Viện Nghiên cứu Thương mại

Tag: