BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
HỌP BÁO KẾT
THÚC DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG THỦY SẢN
SANG THỊ TRƯỜNG
PHẦN LAN VÀ BẮC ÂU
Giai đoạn 2014
– 2016
·
Thời gian: 09.00 – 12.00 ngày 2/12/2016
·
Địa điểm: Khách sạn La Casa – 17 Phạm Đình Hổ, Hà
Nội
·
Nội dung: Họp báo cáo cáo và đánh giá kết thúc Dự
án FLC14-04.
·
Thành phần:
-
Bà Annika Kaipola –
Tham tán thương mại Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam
-
Ông Nguyễn Tuấn Hải
– Giám đốc Dự án FLC14-04, Phó Trưởng Ban QHQT – VCCI
-
Bà Lê Phương Hòa
- Đơn vị đánh giá độc lập.
-
Ông Lê Kỳ Anh –
Chuyên viên thương mại – Phái đoàn EU tại Việt Nam
-
Ông Trần Việt Cường
– Giám đốc – Trung tâm SPS, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
-
Bà Vũ Huyền Phương
- Giảng viên - Đại học Ngoại thương
-
Đại diện các doanh
nghiệp đã được hưởng lợi từ Dự án
-
Báo chí - Truyền
hình.
Qua hơn 2
năm triển khai hoạt động, Dự án hỗ trợ phát triển xuất khẩu nông thủy sản sang
thị trường Phần Lan và Bắc Âu (Dự án FLC14-04) từ 1/7/2014 đến tháng 12/2016, Dự
án đã luôn hướng đến các hoạt động nhằm hỗ trợ tốt nhất cộng đồng doanh nghiệp
Việt Nam quan tâm kinh doanh với thị trường Phần Lan và Bắc Âu như: tiếp cận với
thông tin thị trường, tuân thủ quy định về luật pháp, nắm bắt được xu thế, thói
quen tiêu dùng, và tìm kiếm đối tác phù hợp… . Để đánh giá các hoạt động của Dự
án cũng như định hướng cho các hoạt động hỗ trợ tiếp theo cho doanh nghiệp
thành viên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ngày 2/12/2016 Ban
Quản lý Dự án – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức buổi Tổng kết
Dự án FLC 14 – 04.
Tham dự buổi
Tổng kết, bà Annika Kaipola – Tham tán
thương mại Phần Lan tại Việt Nam đã có bài khai mạc buổi tổng kết. Với tư
cách là đơn vị tài trợ cho các hoạt động của Dự án, Đại sứ quán Phần Lan đánh
giá cao sự nỗ lực của Ban quản lý Dự án và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam trong thời gian hơn hai năm triển khai Dự án. Chúng tôi đánh giá cao những
biến chuyển tốt mà nền kinh tế Việt Nam đạt được, nền kinh tế tư nhân đã được
chú ý tạo điều kiện phát triển tốt, quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và
các nước phát triển tốt. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Phần
Lan cũng như các nước Bắc Âu chưa được tương xứng. Và Dự án FLC14-04 được coi
là một hoạt động tích cực nhằm cố gắng cải thiện mối quan hệ này.
Dự án đã
triển khai tốt các hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt
Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông thủy sản. Chúng tôi cũng đánh giá
cao Ban quản lý Dự án khi chú trọng tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực
cho doanh nghiệp – đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu cho doanh
nghiệp một cách hiệu quả và bền vững.
Bà Annika
cho biết: “Buổi tổng kết ngày hôm nay cũng là cơ hội tốt để chúng tôi cùng với
Ban quản lý Dự án cùng nhau nhìn lại những gì đã làm được, chưa làm được và cần
tiếp tục triển khai trong thời gian tới đây”. Nhân đây, bà Annika Kaipola cũng
cho biết, Đại sứ quán Phần Lan cũng vừa kết thúc một Dự án phối hợp với Viện
nghiên cứu thủy sản để nghiên cứu về thủy sản nước ngọt tại Việt Nam. Bà Annika
cho rằng cơ hội phát triển trong ngành thủy sản nước ngọt tại Việt Nam còn rất
nhiều và hy vọng trong thời gian tới VCCI sẽ quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp trong
lĩnh vực này.
Thay mặt Dự
án, ông Nguyễn Tuấn Hải – Giám đốc Dự án, Phó Trưởng Ban Quan hệ Quốc tế -
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã báo cáo tất cả các hoạt động Dự án
đã triển khai trong thời gian qua và định hướng các hoạt động VCCI sẽ triển
khai thời gian tới nhằm tiếp tục duy trì hoạt động của Dự án.
Một số kết
quả Dự án đã đạt được cụ thể:
1.
Hoạt động cung cấp
thông tin:
-
Đã
tiến hành 03 cuộc Khảo sát thực trạng nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu
nông thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam để từ đó
xây dựng kế hoạch cung cấp thông tin và đào tạo hỗ trợ hiệu quả cho cho doanh nghiệp thành viên;
-
Phát
hành Brochure giới thiệu Dự án đến cộng đồng doanh nghiệp;
-
Phát
hành Cẩm nang kinh doanh với thị trường Phần Lan và Bắc Âu
-
Xây
dựng Cổng thông tin thương mại điện tử của Dự án: www.xuatkhauphanlan.com
¤ Lượt truy cập: 1.567.162
¤ Tổng số người xem: 452.346
¤ Tổng số thông tin: 5.265
¤ Tổng số thành viên: 178
-
Tổ
chức 14 Hội thảo cung cấp thông tin cho doanh nghiệp:
¤ Giới thiệu thị trường Phần Lan và Bắc Âu
¤ Giới thiệu EVFTA.
¤ Giới thiệu những quy định về hải quan, quy chuẩn về đóng gói, nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với hàng nhập khẩu vào Bắc Âu.
2.
Hoạt động đào tạo:
-
Tổ
chức 17 khóa đào tạo theo chuyên đề, đặc biệt là các khóa đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường và đối tác thông qua các công cụ thương mại điện tử như:
¤ Trade Map
¤ Standard Map
¤ Mac Map
-
Hơn
1200 lượt doanh nghiệp đã được hưởng lợi từ chương trình đào tạo.
-
Qua
các khóa đào tạo, doanh nghiệp đã được nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh
nghiệp.
3.
Hoạt động xúc tiến:
-
4
Khóa hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng công cụ kết nối giao thương giữa Việt Nam và Phần
Lan thông qua chương trình của
Finnpartnership;
¤ Hơn 300 lượt doanh nghiệp đã được hưởng lợi;
¤ Doanh nghiệp đã được hướng dẫn và hỗ trợ tìm kiếm đối tác Phần Lan.
-
Phát
hành Danh bạ doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
nông thủy sản tiềm năng
của Việt Nam để hỗ trợ kết nối doanh nghiệp.
Định hướng
hoạt động trong thời gian tới cụ thể:
-
Tiếp tục các hoạt động của
Dự án dù thời gian hỗ trợ từ ĐSQ Phần Lan đã kết thúc:
o Cung cấp thông tin tư vấn;
o Đào tạo sử dụng công cụ thương mại điện tử
(theo chuyên ngành)
o Tổ chức hội thảo giới thiệu thị trường
o Tổ chức gặp gỡ đối tác cho doanh nghiệp Việt
Nam
-
Tổ
chức Đoàn doanh nghiệp khảo sát thị trường tại Bắc Âu
-
Vận
động nguồn tài chính: Chính phủ, Doanh nghiệp, VCCI,
-
Các
nguồn tài trợ nước ngoài
-
Mở
rộng phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan
-
Mở
rộng đối tượng và phạm vi dự án: tại một số tỉnh thành phía Bắc
Sau phần báo cáo của Ban quản lý Dự án, bà
Lê Phương Hòa, chuyên gia đánh giá độc lập của Dự án đã trực tiếp trinh bày báo
cáo đánh giá Dự án. Về cơ bản, đánh giá cao sự nỗ lực của Ban quản lý Dự án và
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trong thời gian không dài, với số
kinh phí hoạt động không lớn nhưng Ban quản lý Dự án đã triển khai được khối lượng
lớn công việc và hiệu quả đem lại cho doanh nghiệp sau hoạt động là đáng ghi nhận.
Qua khảo sát và đánh giá của chúng tôi, doanh nghiệp đa số rất hài long về nội
dung các hoạt động Dự án đưa ra, mặc dù họ chưa thực sự áp dụng được vào trong
công việc thực tế kinh doanh của mình hiện tại vì nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan.
Một
số đánh giá từ cơ quan Đánh giá độc lập:
1. Độ phù hợp
-
Dự
án đạt được sự phù hợp giữa mục tiêu của dự án với mục tiêu phát triển của đối
tượng hưởng lợi và định hướng hỗ trợ doanh nghiệp của VCCI
-
Cơ
chế quản lý và vận hành dự án được thiết kế tốt
-
Phương
pháp tiếp cận của dự án trong vấn đề nâng cao năng lực và gia tăng cơ hội tiếp
cận thông cũng rất phù hợp với điều kiện thực tế về nguồn lực
2. Tính hiệu lực:
-
Xét
đến thời điểm đánh giá, dự án đảm bảo tính hiệu lực thực thi về hoạt động
-
Cơ
chế tài chính đảm bảo, giải ngân tài chính còn dư do tiết kiệm từ các hoạt động
-
Xét
về thời gian dự án kéo dài so với thời gian dự kiến.
3. Tính hiệu quả
-
Ghi
nhận từ các bên liên quan (Ban điều hành, Nhóm cán bộ dự án và các đối tượng hưởng
lợi) đều cho thấy họ hài lòng với những kết quả của dự án trong giới hạn tài
chính và nhân lực của dự án.
-
Số
lượng kết quả đầu ra (số lượng hoạt động và số lượng người hưởng lợi) thì đa số
các hoạt động các con số đều cao hơn kế hoạch.
-
Nhìn
vào tỷ lệ phần trăm người hài lòng với dự án cũng đạt rất cao, mức độ ứng dụng
kết quả của dự án vào thực tế hoạt động hội và hội viên khá tốt.
4. Tác động
-
Tăng
cường khả năng tiếp cận thông tin, quy định và cơ hội thị trường cho doanh nghiệp
Việt Nam;
-
Tăng
cường năng lực khai thác thông tin thị trường cho các doanh nghiệp tham gia dự
án
-
Bước
đầu góp phần nâng cao năng lực sản xuất và chế biến của doanh nghiệp Việt Nam
nhằm đáp ứng các quy định đối với hàng nhập khẩu của Phần Lan và Bắc Âu;
5. Đánh giá chung
-
Dự
án đã bám sát mục tiêu nhất quán đề ra là nâng cao năng lực chế biến và
xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản và thủy sản Việt Nam;
góp phần tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với Phần Lan và
khu vực Bắc Âu.
-
Với
đối tác Phần Lan tuy chưa đạt được những kết quả như kỳ vọng về mở rộng thị trường
nhưng đã từng bước giúp các doanh nghiệp hiểu hơn về đặc điểm và yêu cầu thị
trường. Về tổng thể, sau hai năm thực hiện dự án đã chứng minh tính phù hợp, hiệu
quả và bền vững của ở các khía cạnh khác nhau, đặc biệt là nâng cao năng lực
phát triển bền vững cho hội, các thành viên của hội để tăng cường năng lực, tạo
cơ hội xúc tiến thương mại và phát triển.
Đánh giá và góp ý cho Dự án, các đối tác là
các diễn giả, giảng viên đã từng phối hợp với Ban quản lý Dự án thực hiện các
hoạt động trong hơn 2 năm quan cũng đánh giá cao nỗ lực của Ban quản lý Dự án.
Trong thời gian tới rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự phối hợp của VCCI cũng như
sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Phần Lan nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa cho cộng đồng doanh
nghiệp Việt Nam.
Một số ý kiến đặc biệt quan trọng cho Ban
quản lý Dự án và VCCI:
-
Phái đoàn EU tại Việt Nam: xác định những mặt hàng cụ thể nào tới đây sẽ
được hưởng ưu đãi từ EVFTA (VD: gạo, tinh bột sắn) thì tập trung đào tạo, cung
cấp thông tin, hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam.
-
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam: Cổng
thông tin của Dự án thực sự rất hiệu quả, cập nhật tốt thông tin liên quan,
Trung tâm SPS đề xuất nếu Dự án cho phép sẽ trao đổi để tiếp quản nguồn thông
tin này của Dự án để tiếp tục phục vụ doanh nghiệp Việt Nam.
-
Trường Đại học Ngoại thương: Sẽ
cùng với VCCI tiếp tục triển khai các hoạt động đào tạo công cụ thương mại điện
tử nhưng sẽ đào tạo chuyên sâu hơn, hỗ trợ cụ thể và chi tiết hơn cho doanh
nghiệp.